Chú thích Ông Ích Khiêm

  1. Chép theo Nguyễn Khắc Thuần (Lần giở trước đèn, Nhà xuất bản Thanh niên, 2003, tr. 228) và Từ điển nhân vật lịch Việt Nam (tr. 724). Có nguồn ghi sinh năm 1829. Gia phả biên ông mất ngày 19 tháng 7 năm Quý Mùi (tức 21 tháng 8 năm 1883) là sai vì tháng 11 năm đó, ông vẫn còn sống để nhận lệnh giết vua Hiệp Hòa. Biên ông mất 1884 là phù hợp với Đại Nam chính biên liệt truyệnNguyễn Văn Xuân (Sự kiện Ông Ích Khiêm tự sát ở Bình Thuận, tr. 93).
  2. Tổ tiên nhiều đời mang họ Ông (螉). Sau này, vua Tự Đức cho bỏ chữ trùng (虫) một bên, thành chữ Ông (翁), từ đó có dòng họ Ông Ích tại Quảng Nam.
  3. Theo Thái Vũ, Chuyện hay nhớ mãi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1987, tr. 189-193.
  4. Nhà xuất bản. Văn học, 2004, tr. 812).
  5. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (gọi tắt là Liệt truyện), tr. 813.
  6. Chép theo Liệt truyện (tr. 814). Theo Việt Nam sử lược (tr. 507), đến cuối năm Canh Ngọ (1870), Ông Ích Khiêm mới giết được Ngô Côn.
  7. Việt Nam sử lược, tr. 507.
  8. Liệt truyện chép không rõ ràng, nên chưa biết quân của phe phái nào. Tra trong Việt Nam sử lược (tr. 508) thì thấy tình hình ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ rất rối ren. Ở Quảng Yên có quân Hoàng Tề nổi lên, thông đồng với Tô Tứ và quân Tàu Ô ở ngoài bể; ở mạn thượng du thì có quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ vàng của Hoàng Sùng Anh luôn quấy nhiễu.
  9. Theo Liệt truyện (tr. 815), Toát yếu ghi là "bị chứng điên" (tr. 472).
  10. Theo Toát yếu, tr. 471.
  11. Theo Liệt truyện (tr. 815). Xem: Trận Cửa Thuận An.
  12. Theo Liệt truyện (tr. 817). Xem thêm trang: Hiệp Hòa
  13. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân (người cùng quê với Ông Ích Khiêm), thì đây là ý đồ của ông Tường và ông Thuyết, vì thấy ông Khiêm được vua Kiến Phúc yêu mến, và cũng vì muốn loại ông ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo ở Huế (tr. 91 và 94).
  14. Bị đàn hặc tội "giao thông với phủ đệ", vì có nàng công chúa "xấu hoắc cứ bu riết lấy Ích Khiêm" (theo Nguyễn Văn Xuân, tr. 93). Cũng theo ông Xuân, thì đây lại là cái cớ để ông Tường và ông Thuyết loại trừ ông.
  15. Xem thêm trang:Kiến Phúc.
  16. Sự kiện Ông Ích Khiêm tự sát ở Bình Thuận (tr. 99).
  17. Liệt truyện chép khi ấy ông 55 tuổi (tr. 817).
  18. Chép theo Nguyễn Văn Xuân (tr. 96). Nguyễn Văn Xuân nói về bài thơ này như sau: "Bài thơ có đặc điểm là mỗi câu dùng dùng tên một con vật, và mỗi câu có dùng một thành ngữ hoặc tục ngữ. Hai câu thực và kết, tác giả có ý hăm dọa chính kẻ đày đọa mình, tức phe ông Tường và ông Thuyết".
  19. Trích dụ của Tự Đức, in toàn bài trong Liệt truyện, tr. 817-818.
  20. Trích Bắc Kỳ tấu nghị ngày 20 tháng 6 năm Tự Đức 26 (1873), in trong "Nguyễn Văn Tường, cuộc đời và lời giải", tr. 37.
  21. Hương Giang cố sự, Tủ sách Sông Hương, 1986, tr.31-33.
  22. Lần giở trước đèn, sách đã dẫn, tr. 228-229.
  23. Lược theo . Lý giải về hai câu trên, PGS. TS. Đỗ Bang có ý khác: Sau ngày kinh đô thất thủ, phe thân Pháp và tay sai nắm quyền, các vị này thất thế bị rơi vào thế đối lập chống lại triều đình...Danh dự của các ông bị bôi nhọ, xuyên tạc ngay tại Huế...Bia miệng độc ác và nghịch lý nhất là khi đem sự nghiệp của các ông ra làm điều giễu cợt. (Nguyễn Văn Tường, cuộc đời và lời giải, tr. 12).
  24. Theo